Lùm xùm liên quan đến vụ án nhận hối lộ…?
Theo trang Thư viện pháp luật, ngày 30/12/2004 từ đơn tố cáo của ông Trần Văn Phước - thành viên Công ty TNHH Thành Thái, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt quả tang Nguyễn Thành Nhơn - cán bộ của Phòng Kinh tế Kỹ thuật đang nhận hối lộ 14 triệu đồng.
Khám xét nơi làm việc của Nhơn, Công an còn thu giữ 53,3 triệu đồng là tiền Nhơn chiếm đoạt của các công ty khác.
Ngày 26/9/2006, TAND tỉnh Bình Dương đã xử phạt Nguyễn Thành Nhơn 16 năm tù giam, Nguyễn Hoàng Thủy - thành viên công ty TNHH Thời Đại Mới, người trực tiếp xuất hóa đơn, giúp sức cho Nhơn nhận hối lộ bị xử phạt 15 tù giam về tội “Nhận hối lộ”.
Tuy nhiên từ lời khai của các bị cáo, Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục điều ra thêm một đường dây nhận hối lộ còn “quy mô” hơn nhiều lần, liên quan đến nhiều cán bộ tại Sở Xây dựng Bình Dương.
Theo kết luận điều tra, bà Đoàn Bích Thủy - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương (Thuỷ còn là một Hội thẩm nhân dân TAND tỉnh Bình Dương) đã cùng cán bộ dưới quyền “gợi ý” chi tiền hoàn công của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, vụ lớn nhất Thuỷ “ẵm” tới 1,1 tỷ đồng.
Cụ thể đầu tháng 12/2003, Dương Văn Hiền - nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đem hồ sơ hoàn công đến nộp cho Nguyễn Văn Nhiều (Giám đốc Sở Xây Dựng Bình Dương); ông Nhiều hướng dẫn sang gặp Đoàn Bích Thuỷ. Khi tiếp nhận hồ sơ, Thủy đề nghị công ty phải chi từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/m2 mới chấp nhận cho hoàn công. Hiền đồng ý yêu cầu này…
Ngày 12/12/2003, Đoàn Bích Thủy cùng hai thanh tra viên là Võ Hoàng Ngân và Lê Hữu Nhơn đến hiện trường để kiểm tra và kết luận công trình đạt yêu cầu. Kết quả này được ông Nhiều ký xác nhận.
Xong việc, Thủy gọi điện yêu cầu Hiền đến nộp “lệ phí” và nhận hồ sơ hoàn công. Cứ như thế, trong 6 lần hoàn công số tiền “bôi trơn” cho thanh tra lên tới 1,1 tỷ đồng.
"Sếp" thoát tội, "lính" vào tù ?
Cùng chung số phận như Tân Hiệp Phát, đại diện nhiều công ty trên địa bàn khai nhận cũng phải chi tiền cho “ê kíp” của Thủy để được hoàn công, với kịch bản cũng tương tự như Tân Hiệp Phát. Đó là Công ty New Decor Wood Industries “chi” 126 triệu đồng, Công ty TNHH Japan New Furiture 73 triệu đồng, nhận của Công ty Showa Gloves 100 triệu đồng và nhận của Công ty Kinh Đô (TP.HCM) 115 triệu đồng.
Mặc dù Đoàn Bích Thủy không thừa nhận hành vi của mình, nhưng CQĐT vẫn đề nghị VKS truy tố Thủy đã nhận hối lộ gần 1,6 tỷ đồng. Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Công ty Đầu Tư Bình Dương và Nguyễn Hoàng Thủy bị đề nghị truy tố tội “Lưu hành các giấy tờ có giá giả”. Riêng Võ Hoàng Ngân và Lê Hữu Nhơn đã thoát tội do CQĐT cho rằng: “Không đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội”.
Đáng lưu ý, liên quan tới vụ tiêu cực nghiêm trọng tại Sở Xây dựng Bình Dương còn có vai trò của ông Nguyễn Văn Nhiều - Nguyên Giám đốc Sở Xây Dựng (nay là Phó Giám đốc). Xin nhắc lại là trong vụ án trước (vụ án Nguyễn Thành Nhơn), chính Nhơn khai đã bỏ tiền túi ra 10 triệu đồng để “chi” cho sếp, nhờ ký hoàn công nhanh hơn. Ngoài ra, Nhơn còn khai đã “chia” cho ông Nhiều thêm 100 triệu đồng khi ký hồ sơ hoàn công cho Công ty Dân Sinh.
Lần này (trong vụ Đoàn Bích Thuỷ), giám đốc Nhiều cũng bị “tố” Lần này (trong vụ Đoàn Bích Thuỷ), giám đốc Nhiều cũng bị “tố” nhận 100 triệu đồng (lời khai của Nguyễn Thái Phong - nhân viên Công ty Obayashi). Tuy nhiên, cũng như lần trước, CQĐT cho rằng “chưa đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nhiều”. Và cho biết sẽ có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương xử lý hành chính (?!).
Lùm xùm liên quan đến dự án Vita Riverside
Theo Tài Chính Doanh Nghiệp,Thời gian vừa qua, báo chí liên tục phản ánh sai phạm tại dự án khu nhà ở Tuấn Điền Phúc (Vita Riverside). Tài chính Doanh nghiệp cũng có bài viết: “Lãnh đạo Bình Dương “nâng đỡ trong sáng” cho Công ty Tuấn Điền Phú?"nói về sai phạm liên quan đến quá trình cấp phép dự án cho Công ty Tuấn Điền Phúc.
Ngày 20/05/2020, dự án Tuấn Điền Phúc đã bị Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra và ra Quyết dịnh xử phạt đối với Công ty TNHH MTV Tuấn Điền Phúc (do ông Nguyễn Văn Tuấn là người đại diện pháp luật) số tiền 40 triệu đồng về việc xây dựng công trình trái phép.
Theo Quyết định này, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành Công ty Tuấn Điền Phúc phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu hết thời hạn mà đơn vị không xuất trình giấy phép thì bị áp dụng biện pháp tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định.
Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp thì mới được thi công xây dựng.
Thay vì áp dụng biện pháp xử lý mạnh tay là cưỡng chế công trình sai phạm, Sở Xây dựng Bình Dương cho công ty Tuấn Điền Phúc “phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng”.
Sau khi bị xử phạt, dự án Vita Riverside đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đến nay, hạ tầng dự án này đã cơ bản xây dựng xong. Hiện nay, đã quá 60 ngày, kể từ ngày xử phạt.
Đây không phải dự án đầu tiên xây dựng không phép bị Sở Xây dựng Bình Dương phạt hành chính và cho thời gian để hợp thức hoá giấy tờ sai phạm. Gần như tất cả các dự án xây dựng không phép, sau khi bị phát hiện, Sở xây dựng Bình Dương chỉ xử phạt hành chính. Rồi sau đó, doanh nghiệp “hợp thức hoá” thủ tục. Phần xây dựng sai phạm “tự nhiên” được trở thành chiếc phao cứu sinh để doanh nghiệp đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ dự án.
Điển hình như vụ dự án Golden Future City, dự án Khu nhà ở Thắng Lợi xây dựng không phép; dự án Marina Tower tại phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương về việc công trình xây dựng do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đại Thịnh Phát làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu lấn kênh Thầy Năm; hay vụ hàng trăm ngôi nhà mọc lên không phép ở Bình Dương chỉ trong một đêm. Nhà ở không phép nhiều nhất phải kể đến các địa bàn thuộc TX.Tân Uyên, TX.Bến Cát, TP.Dĩ An và TP.Thuận An. Qua thống kê sơ bộ từ sở Xây dựng tỉnh này cho thấy, bình quân mỗi địa phương này có trên 10 khu dân cư tự phát với hàng nghìn căn nhà xây dựng trái phép.
Tác giả: An Bình