Quý 3/2023, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của NCB đạt được 9.5 tỷ đồng, giảm đến 60%. Ở quý 3/2022, NCB đạt được 24.153 tỷ đồng. NCB cũng ghi nhận khoản lỗ hơn 50 tỷ đồng từ các hoạt động kinh doanh khác. Trong khi đó, ở giai đoạn cùng kỳ, nhà “bank” này lại lãi 3.211 tỷ đồng.
Quý 3/2023, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mang về cho NCB khoản lỗ 222.311 tỷ đồng.
Dưới sự điều hành của bà Bùi Thị Thanh Hương, NCB cũng dành 341.869 tỷ đồng cho chi phí hoạt động (tăng 60%). Đồng thời, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 21.901 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngân hàng Quốc Dân cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế quý 3/2023 giảm 47 tỷ đồng so với cùng kỳ năm. Nguyên nhân giảm chủ yếu do thu nhập lãi thuần trong quý 3/2023 chỉ ghi nhận lãi 7 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, NCB ghi nhận đạt hơn 151 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán và 167 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản tại NCB đạt 91.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với giai đoạn đầu năm. So với thời điểm 31/12/2022, NCB cho vay khách hàng đạt hơn 51.112 tỷ đồng, tăng hơn 3.390 tỷ đồng.
Tiền gửi tại NHNN chỉ có 1.890 tỷ đồng, trong khi ở thời điểm 31/12/2022 là 3.749 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2022, nợ khả năng mất vốn của NCB chỉ là 3.280 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 30/9/2023, nợ khả năng mất vốn tăng lên 8.419 tỷ đồng. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác cũng giảm đáng kể, khi vào 31/12/2022 là 11.658 tỷ đồng. Nhưng đến 30/9/2023 chỉ còn 8.535 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng này đạt 70.580 tỷ đồng, tăng 5.846 tỷ đồng (9,02%) so với đầu năm. Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của NCB sau 9 tháng đang ở mức 13.459 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo của NCB hiện nay gồm: bà Bùi Thị Thanh Hương (Chủ tịch HĐQT); ông Nguyễn Tiến Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT); bà Trương Lệ Hiền (Thành viên HĐQT); bà Hoàng Thu Trang (Thành viên HĐQT); bà Trịnh Thanh Mai (Thành viên HĐQT độc lập).
Tác giả: Hồng Đức