Theo đó, FE Credit ghi nhận khoản lỗ 2.996 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, doanh nghiệp này lại lãi 114 tỷ đồng. Năm 2022, FE Credit ghi nhận khoản lỗ là 2.376 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, khoản lỗ của FE Credit đã vượt qua khoản lỗ của cả năm 2022.
Với việc thua lỗ kéo dài, qua đó khiến cho vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tài chính này xuống còn 10.250 tỷ đồng. Trong khi đó, vào đầu năm, vốn của FE Credit là 13.240 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 5,43, tương ứng nợ phải trả 55.657 tỷ đồng.
Theo công bố tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu, trong 6 tháng đầu năm FE Credit đã trả 3.600 tỷ đồng trái phiếu trong tổng số dư nợ 4.600 tỷ đồng của 15 lô trái phiếu. Tiền lãi phải trả trong 6 tháng là hơn 460 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu giảm cùng với lợi nhuận sau thuế là con số âm đã đưa tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) xuống mức âm 29,23%, so với cùng kỳ 0,9%. Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành giảm từ 16,16% hồi đầu năm xuống 13,89%.
Qua tìm hiểu, FE Credit trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB). Mức độ phủ sóng của doanh nghiệp tài chính này là rất lớn khi len lỏi từ thành phố về tới thôn quê. FE Credit cũng trở thành một trong những ông lớn trong cho lĩnh vực cho vay tài chính.
Công ty tài chính này cũng ăn nên làm ra trong nhiều năm qua. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của FE Credit trong các năm 2017, 2018, 2019 đều đạt hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020 lại sa sút lợi nhuận khi kết quả chỉ đạt 3.710 tỷ đồng.
Đến năm 2021, kết quả kinh doanh của FE Credit lao dốc mạnh khi lãi trước thuế chỉ còn vỏn vẹn hơn 600 tỷ đồng. Và năm 2022, nửa đầu năm 2023 càng khó khăn hơn với việc lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Tác giả: An Bình