Cái tôi là gì?
Cái tôi là cụm từ để chỉ những nhận thức của con người về tư cách cá nhân, phẩm chất đạo đức và giá trị bản thân. Những nhận thức này được hình thành và phát triển dần trong suốt quá trình trưởng thành của mỗi người dưới sự tác động của môi trường xã hội khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau, nhu cầu cuộc sống khác nhau…
Con người dựa trên “cái tôi” để khẳng định vị thế của mình trong xã hội, phân định bản thân theo những nhóm tính cách và quan niệm sống mang nét đặc trưng riêng. Vì vậy, có người cái tôi rất lớn khiến họ trở nên ích kỷ, nhưng cũng có người cái tôi quá thấp lại làm họ trở nên nhu nhược.
Ảnh minh hoạ.
Cái tôi quá lớn có tốt hay không?
Sau khi đã hiểu được định nghĩa cái tôi là gì, chắc hẳn bạn sẽ có thắc mắc liệu cái tôi quá lớn sẽ có lợi hay có hại cho bản thân. Hình thái biểu hiện của cái tôi cao chính là sự tự cao quá mức và có những suy diễn, tưởng tượng không phù hợp. Đây chính là thứ khiến bản thân tự cho mình là trung tâm của vũ trụ hoặc tự dìm mình vào sự mặc cảm, tự ti về bản thân.
Nói cách khác, khi cái tôi quá lớn sẽ cản trở chúng ta trong nhiều việc, khiến ta không thể nhìn nhận sự vật, sự việc theo đúng bản chất của nó. Khi đó, bản thân sẽ nhận định, phán xét mọi thứ thiếu khách quan, chèn ép và bị bóp méo bởi những định kiến sai lệch.
Bản thân người có cái tôi cao sẽ dễ có những hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực, bảo vệ ý kiến của bản thân thái quá, bỏ qua những quan điểm của những người xung quanh. Từ đó, dẫn đến nhiều xung đột xảy ra, khiến cho bản thân có tính đố kỵ, ích kỷ.
Ngừng việc so sánh bản thân với người khác
Hãy ngừng việc so sánh bản thân mình với người khác dù là theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Việc so sánh này sẽ khiến bản thân trở nên lo lắng và kiêng dè hơn.
Bạn hãy nên nhớ rằng, mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Thay vì hơn thua, hãy phát huy ưu điểm của mình, lắng nghe và thay đổi những điểm hạn chế để có thể hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Quan tâm, lắng nghe đồng nghiệp hơn
Nếu bạn có xu hướng giải thích rất nhiều để bảo vệ quan điểm của mình, hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe đồng nghiệp của mình nhiều hơn. Trong một tập thể, khó mà tránh khỏi những tranh luận, vì vậy đừng vội phản đối ngay ý kiến của đồng nghiệp. Việc lắng nghe với tinh thần học hỏi sẽ giúp cả bản thân và tập thể cùng phát triển.
Sẵn sàng tiếp nhận góp ý, thay đổi khi cần thiết
Khi lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người khác, dù là tích cực hay tiêu cực, hãy bình tĩnh xem xét và phân tích những lời đánh giá đó, để có thể rút kinh nghiệm hoặc lên tiếng bảo vệ bản thân một cách thỏa đáng.
Khi nhận những lời khen, lời tán dương, bạn có thể cảm thấy tự hào và yêu bản thân hơn nhưng đừng quá tự cao về điều này, hãy lấy đó làm động lực để tiếp tục cố gắng. Với những lời phê bình, đừng tỏ thái độ phản kháng, hãy tiếp thu và thay đổi để có thể tốt lên từng ngày.
Nhìn nhận đúng đắn về thành công và thất bại
Người có cái tôi quá lớn sẽ dễ suy sụp trước những thất bại. Việc thất bại khiến họ mất niềm tin vào bản thân. Vì vậy, chìa khóa của sự thành công đó chính là biết nhìn nhận đúng đắn và chấp nhận sự thất bại. Từ thất bại có thể nhìn ra được sự thiếu sót và cố gắng cải thiện để thành công.
Mở lòng và thấu hiểu hơn cho người khác
Một nhân viên có cái tôi cao sẽ khó mở lòng và chấp nhận ý kiến từ người khác. Thay vì một mực giữ quan điểm cá nhân, hãy thử cởi mở và thấu hiểu cho người khác để có thể dễ dàng hơn trong công việc.
Luôn bình tĩnh kiểm soát bản thân
“Mất kiểm soát” chính là kẻ thù có thể gây hại cho bạn bất cứ lúc nào. Trong cuộc sống hay công việc, đôi khi sẽ có những bất hòa không đáng có xảy ra, hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể. Hãy gạt bỏ cái tôi của mình để nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, kiềm chế cảm xúc để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Cái tôi quá lớn sẽ khiến bản thân luôn cho mình là đúng, cảm thấy tự ái hoặc cho rằng bản thân kém cỏi nếu phải tiếp thu ý kiến của người khác. Kết quả là cá nhân đó sẽ bỏ qua rất nhiều ý kiến hay, vụt mất cơ hội gặt hái thành công.
Dễ mất lòng đồng nghiệp
Dù cái tôi của nhân viên thuộc loại công khai hay bí mật thì tiếp xúc lâu ngày, đồng nghiệp cũng sẽ nhận ra. Những điều tiêu cực mà cái tôi đó mang đến sẽ khiến đồng nghiệp trở nên cẩn trọng hơn, hạn chế tiếp xúc tối đa với cá nhân đó. Nếu được lựa chọn thành viên hợp thành đội nhóm, chắc chắn người có cái tôi quá lớn sẽ không phải là ứng viên sáng giá cho đồng nghiệp bỏ phiếu.
Khó làm việc tập thể
Tập thể chú trọng tinh thần đoàn kết và khả năng dung hòa cái tôi để cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung. Tuy nhiên, không ít nhân sự vẫn cố chấp giữ vững mức độ “cái tôi” của mình khi hòa mình vào tập thể. Kết quả là những buổi thảo luận kéo dài, tranh cãi liên tục mà không thể thống nhất phương án, hiệu quả làm việc nhóm rất kém.
Kìm hãm phát triển cá nhân
Muốn thành công trong sự nghiệp, ngoài nỗ lực của bản thân còn cần đến sự hỗ trợ, tiếp sức từ tập thể. Mãi sống với cái tôi của mình, làm sao ta có thể thu phục được lòng người, làm sao được chọn tham gia đội nhóm dự án lớn, làm sao tìm thấy cơ hội thăng tiến từ kinh nghiệm của người khác… Tất cả sẽ khiến tốc độ phát triển sự nghiệp cá nhân bị giảm sút.
Năng lực quản lý hạn chế
Người có cái tôi lớn mà còn giữ chức quản lý thì rất dễ xảy ra tình trạng chuyên quyền, độc đoán. Hiệu suất làm việc không thể có sự vượt trội vì một mặt họ sẽ không khách quan để đánh giá năng lực nhân viên khi ủy thác công việc, mặt khác họ luôn áp đặt cách thức làm việc, không tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực cá nhân.
Tác giả: Ái Linh (sưu tầm và tổng hợp)