Theo đó, tỷ lệ phát hành dự kiến là 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua thêm 25 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 10.000 đồng/cp. Nếu hoàn tất việc chào bán, Đèo Cả sẽ có vốn điều lệ tăng hơn 823 tỷ đồng lên xấp xỉ 4.117 tỷ đồng.
Ở trường hợp, số cổ phiếu của các nhà đầu tư thực hiện quyền mua không đảm bảo thành công theo tỷ lệ chào bán tối thiểu là 12,05%, đợt chào bán sẽ bị huỷ bỏ.
Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền không bị hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, cổ phiếu mà cổ đông và/hoặc người nhận chuyển nhượng quyền mua mà không đăng ký mua, không nộp tiền mua được HĐQT phân phối cho nhà đầu tư khác bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Phía Đèo Cả cũng cho biết, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại HHV là 5,53% tính đến ngày 26/7.
Vì vậy, nếu các cổ đông đều thực hiện quyền thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại HHV sẽ không thay đổi và vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài như quy định.
Đối với việc sử dụng vốn khi thu được từ việc chào bán cổ phiếu, Đèo Cả dự kiến chi 142 tỷ đồng góp vốn vào Công ty CP Đầu tư Đèo Cả và Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn.
Dự kiến chi 681 tỷ đồng còn lại sẽ dùng để thanh toán các khoản vay ngắn hạng, mua sắm thiết bị, bổ sung nguồn vốn lưu động.
Được biết, Đèo Cả là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư công. Đầu năm 2023, Đèo Cả trúng thầu 2 dự án là Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (tổng giá trị hợp đồng hơn 14.500 tỷ đồng) và đèo Prenn (tổng giá trị hợp đồng 550 tỷ đồng). Hiện, doanh nghiệp cũng đang tham gia thi công các dự án lớn khác như Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đường ven biển Bình Định...
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Đèo Cả hơn 36.079 tỷ đồng, tăng hơn 420 tỷ so với đầu năm. Trong đó, công ty đang đầu tư vào 3 công ty con, tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Đèo Cả là 72,09% vốn điều lệ, tương đương 2.173 tỷ đồng; tại Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn là 70,36%, tương ứng vốn góp gần 1.598 tỷ.
Tác giả: An Bình